PHỤ TÙNG Ô TÔ ACB

Chất Lượng Thách Thức Thời Gian

0983.991.661

Tư vấn bán hàng

Thước lái

Dầu trợ lực lái ô tô là gì, khi nào cần thêm hoặc thay dầu trợ lực cho xe.

Nội dung bài viết

Dầu trợ lực lái ô tô là gì?

Trên các xe ô tô hiện nay, hệ thống trợ lực thủy lực sử dụng rất phổ biến để giảm công sức cho người lái, giúp quá trình vận hành, điều khiển xe an toàn và linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.

dau tro luc o to la gi

Dầu trợ lực lái hay dầu trợ lực tay lái là dung dịch phụ trợ đặc biết giúp bôi trơn hệ thống thuỷ lực, trợ lực cho tay lái. Dầu trợ lực lái chỉ sử dụng cho ô tô có hệ thống trợ lái trợ lực thủy lực

Dầu trợ lực tay lái cần đảm bảo các yêu cầu: không thể bị nén, độ nhớt ít thay đổi khi nhiệt độ thay đổi, không tạo cặn.

Tác dụng của dầu trợ lực lái?

Dầu trợ lực lái giúp người lái xoay vô lăng một cách dễ dàng hơn , giúp lái xe không cần dùng quá nhiều sức mà điều khiển xe vẫn chính xác và trơn tru. Trong hệ thống trợ lực thủy lực, dầu trợ lực có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy thanh răng của thước lái, giúp vô lăng dễ dàng xoay theo ý người điều khiển.

Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực lái, áp suất dầu không đạt đến mức cần thiết khiến lực đẩy bánh răng không đủ dẫn đến hiện tượng tay lái bị nặng, trả lái chậm…

Lúc nào cần thay dầu trợ lực lái?

Định kỳ cứ sau mỗi 60.000 – 80.000 km, bạn nên thay dầu trợ lực tay lái 1 lần( theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe)

Ở điều kiện bình thường dầu trợ lực ít khi bị hao hụt nhanh. Tuy nhiên nếu bạn thấy xe xuất hiện các dấu hiệu dưới đây bạn cần kiểm tra dầu trợ lực lái:

  • Hệ thống lái có tiếng ồn lạ phát ra: Khi dầu trợ lực thiếu, thường hệ thống lái sẽ phát ra tiếng ồn lạ, đặc biệt là khi xe đi chậm.
  • Vô lăng xe nặng, khó xoay: Thiếu dầu dẫn đến lực đẩy bánh răng yếu làm vô lăng bị nặng, khó xoay theo ý hơn.
  • Trả lái chậm: Thiếu dầu trợ lực, áp suất dầu giảm, bánh răng thước lái sẽ dịch chuyển chậm hơn bình thường làm vô lăng bị trả lái chậm.
  • Vô lăng giật, rung nhẹ: Đôi khi vô lăng bất chợt rung hay bị giật nhẹ, thường gặp xuất hiện khi xe di chuyển chậm.
  • Rò rỉ dầu trợ lực lái: Nếu dưới gầm ô tô có các vết dầu có thể do xe bị rò rỉ dầu trợ lực tay lái. Điều này làm xe bị hao dầu trợ lực lái.

Cách kiểm tra dầu trợ lực tay lái

Kiểm tra lượng dầu trợ lực trong bình

Nếu bình chứa dầu trợ lực lái được làm bằng nhựa trong mờ thì dễ dàng quan sát mức dầu còn lại bên trong bình. Nhưng nếu bình chứa làm bằng kim loại hoặc nhựa đục thì cần sử dụng que để thăm dầu. Hầu hết các nhà sản xuất đều đính kèm sẵn que thăm dầu trên nắp bình.

kiem tra luong dau tro luc tren
Kiểm tra lượng dầu trong bình để xem xe có bị thiếu dầu không?

Bạn nên lau sạch que thăm dầu rồi cắm vào bình dầu và lấy ra quan sát. Trên que thăm dầu hoặc trên bình chứa dầu có vạch đánh dấu mức dầu Max và Min. Nếu bạn quan sát thấy mức dầu ở gần sát hoặc dưới mức dầu Min nghĩa là xe bạn đang bị thiếu dầu trợ lực lái.

Kiểm tra chất lượng dầu còn lại trong bình

kiem tra luong dau 2
Kiểm tra chất lượng dầu trong bình?

Song song kiểm tra lượng dầu bạn cũng nên kiểm tra cả chất lượng dầu. Nếu dầu trợ có màu vàng da cam hoặc hồng nhạt thì vẫn còn dùng tiếp được. Nhưng nếu dầu có màu nâu hoặc đen thì dầu trợ lực đã bị bẩn, không nên tiếp tục sử dụng, bạn cần thay dầu mới.

mau cua dau tro luc o to 2
Kiểm tra màu dầu trợ lực để biết chất lượng dầu trong xe

Lưu ý: Để nhìn rõ mầu dầu chính xác nhất, bạn có thể dùng khăn giấy trắng hoặc vải trắng để lau dầu trên que thăm dầu, màu dầu trên khăn giấy trắng/vải trắng là màu dầu hiện trạng của dầu.

Hướng dẫn thêm dầu trợ lực lái

Thêm dầu trợ lực lái rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Chỉ cần châm thêm dầu trợ lực vào bình đến mức vạch Max mà nhà sản xuất đánh dấu là được.

cham them dau tro luc o to
Thêm dầu trợ lực lái vào bình

Bạn không được đổ dầu trợ lực vượt vạch tối đa trên bình. Bởi dầu trợ lực lái dễ nở ra khi bị nóng lên. Nếu đổ dầu trợ lực quá đầy, khi ô tô hoạt động, dầu bị nóng lên sẽ tạo ra áp lực lớn.

Sau khi thêm dầu, bạn cho nổ máy xe tại chỗ, xoay vô lăng qua lại để cho hết bọt khí trong hệ thống. Tắt máy và đóng nắp bình dầu lại là xong.

Lưu ý trong quá trình châm dầu cần tránh để bụi rơi vào bình dầu.

Cách thay dầu trợ lực lái

Trong trường hợp khi kiểm tra thấy chất lượng dầu có vấn đề nên thay mới toàn bộ dầu trợ lực. Có 2 cách thay dầu trợ lực tay lái:

Dùng bình hút Turkey Baster

Dùng bình Turkey Baster để hút dầu cũ ra, hút hết rồi thì châm dầu mới vào là hoàn tất.

Dung binh hut Turkey Baster
Bình hút Turkey Baster

Tuy nhiên cách này không thể hút hết dầu trong hệ thống ra trong 1 lần, bạn cần thao tác như sau từ 3-4 lần mới đảm bảo loại bỏ sạch dầu cũ ra.

Cụ thể, sau lần hút đầu tiên, bạn cho thêm một ít dầu mới vào bình, sau đó chạy xe khoảng 15 – 20 phút để dầu mới và cũ hòa vào nhau. Tiếp đến lại dùng bình Turkey Baster hút hết dầu ra. Sau đó bạn tiếp tục cho dầu mới vào, chạy xe 15-20 phút và hút dầu ra. Qua mỗi lần hút, chất lượng dầu sẽ dần được nâng lên. Lặp lại thao tác này 3-4 lần là bạn có thể yên tâm toàn bộ dầu cũ đã được thay mới.

Quy trình thay dầu trợ lực lái bằng bình Turkey Baster hơi mất thời gian nhưng đỡ được việc phải kích và nâng gầm xe, và bạn có thể tự thực hiện tại nhà.

Tháo ống dẫn, xả dầu

Cách này phức tạp hơn nhưng bạn có thể xả sạch dầu cũ trong ra và thay dầu mới trong 1 lần.

Bạn cần nhờ 1 người phụ ở cách này.

xa dau tro luc lai o to
  • Bước 1: Dùng kích nâng gầm xe lên, kê con đội vào để giữ cho đầu xe nâng cao
  • Bước 2: Rút ống dẫn dầu về bình (return hose, thường là ống nhỏ, nếu bạn thấy có 2 ống )gắn ống nhựa thay vào chỗ đó. Nhớ nâng cao đầu còn lại của ống nhựa để dầu không chảy ra ngoài.
  • Bước 3: Đặt dầu ống return hose(vừa gỡ ra khỏi vòi bình) vào một cái chậu để dưới đất để hứng dầu cũ chảy ra.
  • Bước 4: Mở sãn hộp dầu mới để sãn vừa tầm tay với
  • Bước 5: Nhờ 1 người nổ máy xe, đánh lái vô lăng trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại. Điều này sẽ giúp dầu trong tay lái chảy xuống ống return hose.

Đồng thời, bạn đổ dầu mới vào bình chứa dầu. Rót liên tục đến khi thấy dầu cũ chảy trong chậu có màu tương tự dầu mới thì dừng.

  • Bước 6: Nói người trên xe tắt máy xe, bạn lắp lại ống return hose như cũ, nhớ xiết đai ốc thật chắc chắn.
  • Bước 7: Nổ máy xe trở lại, đánh vô lăng trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại để xe hết bọt khí trong hệ thống.
  • Bước 8: Kiểm tra lại mức dầu trong bình chứa, nếu chưa đủ thì châm thêm đến đúng mức quy định. Đóng nắp bình dầu lại.

Lưu ý: Mặc dù dầu trợ lực lái cùng là một loạt dầu nhớt, nhưng bạn nên dùng dầu trợ lực lái chuyên dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống trợ lực lái. Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể dùng tạm dàu hộp số tự đông để thay.

Đa phần dầu trợ lực lái xe ô tô ngày nay có thể sử dụng cho tất cả các dòng xe, tuy nhiên ở 1 số dòng xe sang bạn nên chọn dầu phù hợp với phẩm cấp của hệ thống trợ lực

Giá dầu trợ lực lái ô tô

Có khá nhiều thương hiệu dầu trợ lực lái khác nhau như: Esnaoil, Freezetone, Mobil, Castrol, Total… Giá dao động từ 50.000 – 180.000 đồng/1 lít.

Hy vọng qua bài viết này của Phụ tùng ô tô ACB, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích.

PHỤ TÙNG Ô TÔ ACB

Chất Lượng Thách Thức Thời Gian

TƯ VẤN BÁN HÀNG
0983.991.661 / 0914.991.661
Phutungotoacb@gmail.com
Hệ thống kho hàng

PHỤ TÙNG Ô TÔ ACB

Chất Lượng Thách Thức Thời Gian

TƯ VẤN BÁN HÀNG
0983.991.661 / 0914.991.661
Phutungotoacb@gmail.com
Hệ thống kho hàng
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Quay trở lại cửa hàng

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ PHỤ TÙNG